LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TÍNH CÁCH TỐT Ở TRẺ

Có rất nhiều cách để phát triển tính cách tốt cho trẻ, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những cách rất đơn giản để giúp cha mẹ tối ưu hóa việc hình thành tính cách của trẻ và phát triển chúng.

 phát triển tính cách

Trẻ nhỏ tựa những bông sen trắng, ngây thơ và thuần khiết. Trẻ quan sát, cảm nhận, và theo dõi những hành động, thói quen của ba mẹ. Những hành động này sẽ tác động sâu vào nhận thức của trẻ và từ đó tạo dựng cho trẻ một nền tảng dựa trên những gì phản chiếu được. Do vậy điều đầu tiên cha mẹ cần làm đó là luôn giữ thái độ, lời nói, hành vi tích cực và chuẩn mực, để con trẻ có một tấm gương tốt cạnh bên.   

Giai đoạn hình thành tính cách trẻ  

Có 5 giai đoạn đặc biệt cần chú trọng bởi theo thời gian, trẻ không chỉ nhận sự tác động từ mỗi gia đình, mà còn cả những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để hiểu và xây dựng tính cách con ngay từ những giai đoạn này.  

  1. Giai đoạn hình thành tính cách trẻ những năm đầu

Những năm đầu đời, trẻ dựa vào việc khóc để truyền đạt những gì chúng muốn. Cách biểu đạt này của trẻ thể hiện nhiều điều khác nhau. Có thể là do bé đói, mệt hay cần mẹ ở bên. Những lúc như vậy cha mẹ cần kiên nhẫn và cho con lời thủ thỉ nhẹ nhàng và ấm áp nhất, đồng thời đáp ứng nhu cầu của trẻ. Để tạo cho trẻ cảm giác an toàn và được yêu thương.  

  1. Giai đoạn hình thành tính cách trẻ độ tuổi mầm non

Độ tuổi mầm non là giai đoạn trẻ đã bắt đầu khám phá, tương tác với mọi thứ xung quanh. Do vậy việc thường xuyên cho trẻ nhìn thấy những hành động, thái độ tích cực là điều cần thiết. Đồng thời cùng trẻ tìm kiếm những điều mới, tạo cho trẻ việc phát triển sự tò mò, tính tự học của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng bắt đầu tập cho trẻ ở độ mầm non những thói quen tốt, nói từ chối với trẻ và tập cho trẻ cách nhận lỗi, xin lỗi và cảm ơn với người khác.  

  1. Giai đoạn hình thành tính cách trẻ độ tuổi tiểu học

Trẻ từ 6 tuổi đã bắt đầu cần nỗ lực để đạt được những thành tích trong học tập. Cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ vì sẽ có những lúc trẻ trở nên ganh đua theo chiều hướng tiêu cực. Ở giai đoạn tiểu học, trẻ đã được tiếp xúc với xã hội, những môi trường khác nhau, những người khác nhau, cha mẹ cần chuẩn bị những “hành trang cốt yếu” để tạo cho trẻ thái độ hòa đồng, thói quen giúp đỡ, cảm thông và tính trung thực khi ra ngoài.  

  1. Giai đoạn hình thành tính cách trẻ độ tuổi trung học

Tính cách của trẻ ở độ tuổi 10 – 15 tuổi phát triển và thay đổi liên tục. Đặc biệt, cơ thể và tuổi dậy thì bắt đầu phát triển sẽ mang đến cho trẻ những cảm xúc và cảm giác khác thường. Cha mẹ cần chú ý, trò chuyện để trẻ luôn có cảm giác được lắng nghe, san sẻ. Trong độ tuổi trung học ở trẻ, cha mẹ nên chú ý thái độ và hành vi của trẻ để tránh những chứng bệnh tâm lý trong tuổi dậy thì.

  1. Giai đoạn hình thành tính cách trẻ độ tuổi trung học phổ thông 

Từ 15 tuổi trở lên, nhu cầu khẳng định bản thân và ý thức bản thân phát triển mạnh mẽ ở trẻ. Những yêu cầu từ xã hội và gia đình sẽ mang tới những áp lực vô hình, khiến trẻ trở nên nhạy cảm và dễ thương tổn. Chính những tiêu cực sẽ hình thành nên những tính cách không tốt ở trẻ. Duy trì việc san sẻ để luôn đồng hành cùng con ở những năm tháng cuối của tuổi học trò, để trẻ giảm bớt những áp lực, thoải mái học hành và đưa ra những quyết định đúng đắn với bản thân.  

Các cách rèn luyện tính cách tốt ở trẻ 

  1. Nguyên tắc 

Có những nguyên tắc nhất định để trẻ hiểu những điều nên và không nên, được và không được. Điều này giúp xây dựng sự an toàn cho trẻ, trẻ cần biết về sự tự trọng và tôn trọng người khác. Các nguyên tắc được đưa ra cần hợp lý và ngắn gọn, lặp đi lặp lại, từ dễ đến khó để trẻ ghi nhớ và hình thành thói quen. Đồng thời cha mẹ nên biết cách ứng xử để trẻ làm quen và biết điều gì được đồng thuận, điều gì không. 

Xây dựng nếp sống khoa học, đan xen giữa học những điều mới và làm những công việc đơn giản như thu dọn đồ chơi đúng lúc đúng chỗ, hay giúp mẹ lấy những món đồ nhỏ xinh để nấu nướng,…Làm việc nhà vừa giúp trẻ học cách san sẻ vừa là một cách để giải trí. Đây là hình thức giáo dục tốt để giúp trẻ xây dựng tính cách chủ động, tự lập, sự cảm thông và hành vi tích cực với mọi người xung quanh.

  1. Duy trì và lặp lại  

Tính cách được hình thành nhờ một phần do sự lặp lại liên tục. Nếu trẻ thấy ba mẹ thường xuyên cười đùa, trẻ cũng sẽ có những biểu hiện tương tự. Nếu trẻ thấy ba mẹ thường xuyên cùng trẻ giải đố, trẻ cũng sẽ cố gắng “động não” cùng ba mẹ. Nếu trẻ thấy ba mẹ giúp đỡ người khó khăn, cảm thông với người khác, hay ứng xử lễ độ niềm nở với mọi người, trẻ cũng có xu hướng học theo và tạo thành thói quen của mình. Do vậy, cha mẹ cần duy trì và lặp đi lặp lại những đặc điểm tính cách tốt, giúp trẻ học và thực hành cùng lúc. 

  1. Kết nối thật sự 

Sự kết nối thật sự là khi cha mẹ dành ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tập trung hoàn toàn vào việc chơi, học, ăn và lắng nghe chia sẻ với con. Tại sao điều này lại quan trọng? 

Trẻ rất thuần khiết và nhạy cảm. Chỉ cần một biểu cảm khó chịu, hoặc một hành động nhỏ như lướt qua điện thoại, hay thái độ thờ ơ khi trả lời. Trẻ sẽ cảm nhận được và dần học theo cách lơ đễnh mọi thứ xung quanh. Bên cạnh đó, việc cha mẹ không thường xuyên dành thời gian cho trẻ sẽ tạo ra khoảng cách. Trẻ dễ nổi nóng do không được như ý muốn, cha mẹ cũng sẽ vì thế mà bực bội theo. 

Do vậy, hãy để ra một khoảng thời gian nhất định trong ngày để cùng trẻ làm mọi việc. Ngoài việc nuôi dưỡng và hình thành tính cách tốt, cha mẹ có thể quan sát và hiểu trẻ hơn. Trẻ cũng cảm nhận được sự hiện diện của cha mẹ bên cạnh nhiều hơn.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ về các cách để cha mẹ có thể áp dụng rèn luyện những tính cách tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ cần xác định con có trong mình những tính cách gì, việc này sẽ mang đến lợi ích cho việc định hướng và phát triển của trẻ trong tương lai.

Luôn đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường phát triển và khôn lớn của trẻ, CURIOOkids đặt trẻ làm trung tâm và hiểu rằng "Mỗi trẻ nên được học tập và phát triển dựa trên cá tính riêng”. Do đó CURIOO tiên phong kết hợp bài đánh giá tính cách theo thuyết Holland (Holland's theory) và hệ thống độc quyền CBAS trong việc định hướng, phát triển năng lực tương lai và cảm xúc dành cho các bé từ hệ mầm non đến trung học cơ sở. 

Không chỉ giúp ba mẹ hiểu thiên hướng của trẻ dựa trên nhóm tính cách và những điểm mạnh, yếu đã có mà từ những kết quả này còn có thể đưa ra được những phương pháp học tập phù hợp tại lớp, tại nhà với từng trẻ. Đặc biệt, hành trình học tập tại CURIOO sẽ trao cho trẻ những cơ hội luyện tập để phát triển tối ưu những tính cách thiết yếu, cần phát triển ở trẻ! 

Thử sức với bài kiểm tra năng lực và đánh giá tính cách cho trẻ ngay tại Đây

Xem thêm: Bí quyết giúp ba mẹ có thể cùng con học Tiếng Anh tại nhà 

Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit