LÀM SAO ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY Ở TRẺ TẠI NHÀ?

tư duy ở trẻ

Trí tò mò của mỗi trẻ là vô hạn và cũng là nền tảng phát triển tư duy ở trẻ. Để trẻ trở thành một công dân toàn cầu, hoà nhập với môi trường quốc tế thì việc phụ huynh đồng hành cùng con, khơi gợi tư duy là vô cùng quan trọng.

1.Tư duy ở trẻ là gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, tư duy là quá trình thể hiện tâm lý, cảm giác đến với thế giới khách quan. Có thể thông qua các hoạt động cụ thể để chứng minh nhận thức đúng đắn.

Vậy có thể hiểu đơn giản, tư duy của trẻ là khi bé khám phá ra những điều mới mẻ. Hoặc có thể là mối quan hệ mới giữa sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà trước đó bé chưa biết. Từ đó, bé có các hoạt động lý thuyết hay thao tác thực tiễn để định hướng nhận thức.

2.Có mấy loại tư duy ở trẻ?

2.1. Tư duy trực quan hành động và hình tượng

Đây là loại tư duy ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi. Nguyên do là bởi giai đoạn này, bé biết quan sát và bắt chước người khác. Khi làm theo những hoạt động xung quanh, não của trẻ sẽ thiết lập các hình ảnh, hình tượng. Từ đó tạo ra “sợi dây liên kết” tới tính cách, thiên hướng.

2.2.Tư duy sáng tạo

Từ tư duy trực quan hành động và hình tượng, bé bắt đầu hình thành sự sáng tạo. Nghĩa là, tìm ra những thứ mới lạ từ cái có sẵn.

Ví dụ như: Từ hành động bật quạt hằng ngày. Thì khi mất điện, bé có thể gấp chiếc quạt giấy để thay thế quạt điện. Kỹ năng tư duy sáng tạo ở trẻ có thể phát triển qua các hoạt động như: vẽ tranh, đọc sách, chơi đất nặn,…

2.3.Tư duy logic

Tư duy logic là khả năng xâu chuỗi các vấn đề theo trình tự liên kết. Trẻ có tư duy logic tốt là khi biết suy nghĩ thấu đáo để giải quyết được vấn đề của mình.

Tư duy của trẻ mầm non hoàn toàn có logic khi bé được rèn luyện qua các trò chơi: Đố vui, ghép hình, lắp ghép,…

2.4.Tư duy phản biện

Tư duy phản biện của trẻ là khả năng phân tích, đánh giá vấn đề theo quan điểm cá nhân. Từ đó chủ động đưa ra những ý kiến, lập luận khách quan của bản thân.

Nhiều phụ huynh thường nhầm giữa tư duy phản biện với hành động cãi lại của bé. Điều này sẽ hạn chế thái độ tích cực thể biện chính kiến riêng của con. Giai đoạn 6 - 15 tuổi là lúc tư duy phản biện của bé được khơi gợi và phát triển mạnh mẽ nhất.

2.5.Tư duy trừu tượng ở trẻ

Tư duy trừu tượng có thể hiểu là trí tưởng tượng, hình dung của trẻ qua những câu chuyện hoặc sự kiện mà bé đã thấy. Ví dụ như khi bé được nghe mẹ kể truyện cổ tích có con vật “hươu cao cổ”. Bé sẽ hình dung được con hươu sẽ cao như nào, cổ dài ra sao.

3.Cách phát triển tư duy ở trẻ

Mỗi trẻ sẽ có sự nổi trội về tư duy và thiên hướng tính cách khác nhau. Phụ huynh không thể áp đặt tư duy ở trẻ phải giống ai. Nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện cho bé ngay tại nhà như:

3.1. Khuyến khích con tự do sáng tạo:

Thay vì lo lắng, mắng mỏ con bày bừa đồ chơi ra nhà. Ba mẹ hãy cùng con sáng tạo ra các trò chơi mới. Ví dụ như: Xếp hình logo kim tự tháp, chiếc máy bay,…

3.2.Tìm hiểu các chương trình chơi mà học:

Trên các nền tảng mạng xã hội không thiếu những chương trình dạy kỹ năng và chơi cùng bé. Thay vì để bé cầm điện thoại chơi game, ba mẹ hãy ngồi cùng con và thực hành theo các chương trình giáo dục bổ ích.

3.3.Tham gia nhiều hoạt động bổ ích:

Khi được học và chơi trong môi trường lành mạnh, tư duy của trẻ sẽ được phát triển mạnh mẽ. Ba mẹ có thể tham khảo các sự kiện giáo dục hàng tháng của CURIOO theo từng chủ đề. Bé sẽ được giáo dục qua trải nghiệm, thực hiện các sản phẩm khoa học và nghệ thuật; Rèn luyện kỹ năng sống để trở thành công dân toàn cầu!

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi của CURIOOkids, ba mẹ đã có thêm kinh nghiệm phát triển tư duy ở trẻ. Phụ huynh cần tư vấn và xây dựng lộ trình phát triển cho trẻ với phần mềm độc quyền tại CURIOOkids Việt Nam, liên hệ ngay 028 7300 8568 hoặc fanpage: CURIOOkids Vietnam

Xem thêm: 

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ SỚM KHÁM PHÁ TÍNH CÁCH TRẺ - NỀN TẢNG CHO PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM



Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit