6 kỹ năng sống trẻ cần trang bị để thành công trong tương lai 

6 kỹ năng sống trẻ cần trang bị để thành công trong tương lai

Để trẻ có thể phát triển toàn diện và đạt được những thành công khi trưởng thành, các bậc phụ huynh cần lưu ý giúp con trang bị những kỹ năng sống cần thiết ngay từ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ 6 bài học về kỹ năng sống mà ba mẹ cần dạy cho trẻ.

  1. Tầm quan trọng của việc cho con học các kỹ năng sống

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có. Kỹ năng sống giúp tương tác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.  

Theo UNICEF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân. Kỹ năng sống giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả. Đồng thời phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân. Người có kỹ năng sống tốt sẽ giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả. 

Với trẻ, kỹ năng sống giúp trẻ có thể chủ động trong mọi tình huốn. Trẻ có thể thoải mái phát triển những thế mạnh của bản thân, hòa đồng, tự tin, tránh khỏi những sai lầm trong tương lai. 

  1. Những kỹ năng sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Kỹ năng 1: Tập trung và kiểm soát bản thân 

Cùng trẻ xây dựng các hoạt động theo lịch trình, thói quen. Việc lên kế hoạch giúp trẻ có cảm giác an toàn, học cách tự chủ và tập trung.

Nói chuyện với trẻ về những điều mong đợi mỗi ngày. Sắp xếp mọi thứ trong gia đình ngăn nắp và hướng dẫn trẻ nơi để giày, quần áo và đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. 

 Cuộc sống hàng ngày có rất nhiều yếu tố chi phối, ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ như Tivi, điện thoại thông minh,…. Vì vậy cha mẹ có thể dành 20-30 phút mỗi ngày, cùng trẻ tham gia các hoạt động yên tĩnh như đọc sách, giải đố,…  Việc này khiến trẻ có thể suy nghĩ bình tĩnh, chậm rãi, tăng sự tập trung. 

Kỹ năng 2: Lắng nghe 

Kỹ năng lắng nghe, cân nhắc về quan điểm và cách nhìn của người khác là một trong kỹ năng cần rèn luyện mỗi ngày. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng cách đưa ra những quan điểm mới lạ. Trẻ sẽ biết rằng cùng một vấn đề nhưng mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau.

Hãy đưa trẻ vào nhiều tình huống mới mẻ như kể cho trẻ những mẩu chuyện ngắn. Đặt câu hỏi nếu trong trường hợp này thì trẻ sẽ nghĩ như thế nào, mình nên làm gì trong hoàn cảnh này. 

Kỹ năng 3: Giao tiếp 

Trẻ em cần trò chuyện, vui đùa với gia đình, bạn bè mỗi ngày để xây dựng các kỹ năng xã hội - tình cảm lành mạnh. Mặc dù tốc độ phát triển các kỹ năng này của trẻ có thể khác nhau. Tuy nhiên trẻ em cần học cách “đọc” các tín hiệu xã hội và lắng nghe một cách cẩn thận.

Cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để lắng nghe trẻ chia sẻ về những hoạt động trong ngày. Ba mẹ cũng nên đưa ra lời khuyên khi cần thiết để trẻ cảm nhận được tầm quan trọng của sẻ chia, giao tiếp.

Kỹ năng 4: Liên kết, tạo sự kết nối 

Càng tạo ra nhiều kết nối, trẻ sẽ càng nhận ra được ý nghĩa của cuộc sống. Trẻ sẽ luôn tò mò và khám phá mọi thứ xung quanh. Những hành động xây dựng kỹ năng kết nối có thể kể đến như: chọn quần áo phù hợp với thời tiết, sự tương tác với mọi thứ xung quanh.

Kỹ năng 5: Tư duy phản biện 

Chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp. Trong đó người lớn được yêu cầu phân tích thông tin và đưa ra quyết định về vô số thứ mỗi ngày. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng tư duy phản biện ở trẻ là thông qua các trò chơi thách đố, độ thử thách cao.

Hãy đảm bảo trẻ có thời gian để giải trí mỗi ngày. Những trò “Chơi mà học” này có thể bao gồm:

  • Trò nhập vai (giả làm lính cứu hỏa hoặc siêu anh hùng)
  • Xây dựng các công trình kiến trúc.
  • Trò chơi lắp ghép.
  • Các trò chơi thể chất bên ngoài, chẳng hạn như gắn thẻ hoặc trốn tìm.

Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ sẽ phát huy trí tưởng tượng, chấp nhận khó khăn, mắc lỗi và tìm giải pháp — tất cả các yếu tố cần thiết để xây dựng tư duy phản biện. 

Kỹ năng 6: Chấp nhận thử thách 

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất là sẵn sàng chấp nhận khó khăn, đương đầu với thử thách và tiếp tục cố gắng.

Trẻ em học cách chấp nhận thử thách khi được thúc đẩy sự tự tin. Khuyến khích trẻ thử những điều mới và chấp nhận rủi ro hợp lý, chẳng hạn như leo cây hoặc đi xe đạp. Đừng ngần ngại đưa ra những lời khen, động viên khi con làm tốt để con có động lực cố gắng ở những lần sau. 

Trên đây là 6 kỹ năng sống mà cha mẹ cần dạy con từ thuở ấu thơ để bé có thể phát triển một cách tốt nhất.

Luôn đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường phát triển và khôn lớn của trẻ, CURIOOkids đặt trẻ làm trung tâm và hiểu rằng "Mỗi trẻ nên được học tập và phát triển dựa trên cá tính riêng”. Do đó CURIOO tiên phong kết hợp bài đánh giá tính cách theo thuyết Holland (Holland's theory) và hệ thống độc quyền CBAS ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc định hướng, phát triển năng lực tương lai và cảm xúc dành cho các bé từ hệ mầm non đến trung học cơ sở.

Không chỉ giúp ba mẹ hiểu thiên hướng của trẻ dựa trên nhóm tính cách và những điểm mạnh, yếu đã có mà từ những kết quả này còn có thể đưa ra được những phương pháp học tập phù hợp tại lớp, tại nhà với từng trẻ. Đặc biệt, hành trình học tập tại CURIOO sẽ trao cho trẻ những cơ hội luyện tập để phát triển tối ưu những tính cách thiết yếu, cần phát triển ở trẻ!

Tìm hiểu thêm về bài kiểm tra và hệ thống độc quyền CBAS của CURIOO tại Đây

Xem thêm: 6 Trò chơi tiếng Anh tại nhà cho bé

Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit