Tính cách ảnh hưởng đến cách trẻ học mọi thứ xung quanh!

Tính cách ảnh hưởng đến cách trẻ học mọi thứ xung quanh!

Ba mẹ có biết, thực ra các hành động, lời nói của con đều xuất phát từ chính tính cách của trẻ? Và trau dồi, phát triển những tính cách tốt sẽ giúp con có những thái độ, hành vi, cảm xúc tích cực để học hỏi và tiếp nhận các kiến thức, mối quan hệ xung quanh. 

Hiểu con thiếu gì và cần gì là con đường ngắn nhất để cha mẹ phối hợp cùng nhà trường và các tổ chức giáo dục tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, và giúp trẻ cải thiện. Nhờ vậy, con sẽ có thêm những kỹ năng mới. Từ đó trẻ dựa vào tính cách của mình để tiếp cận kiến thức xung quanh. Khám phá những lợi ích của việc tìm hiểu các loại tính cách ở trẻ. Cách nuôi dưỡng, phát triển những tính cách đó là gì? Làm sao để tạo cho trẻ thói quen, giúp trẻ hình thành cách học của mình ngay từ khi còn nhỏ.?

Những tính cách giúp trẻ phát triển kỹ năng cần thiết

  1. Tính tò mò 

Ngay từ khi chào đời, trẻ đã có cho mình tính tò mò ẩn sâu trong cách nhìn mọi thứ xung quanh. Cách để biểu đạt sự tò mò đó là khi trẻ "làm phiền".

Ba me không nên la mắng, thay vào đó nên có tâm lý sẵn sàng trả lời hoặc cùng con đi tìm đáp án. Đây sẽ là một động lực, một sự cổ vũ, đồng hành của cha mẹ cùng con để con tìm tòi, sáng tạo và khám phá những điều mới mẻ.

Tại sao lại có những người thành đạt, thông tuệ mọi thứ? Bởi vì họ luôn tò mò và khi tò mò, họ sẽ đi tìm câu trả lời, giải đáp và thỏa mãn trí tò mò của mình.

Nhà văn người Anh Samuel Johnson từng nhận xét: "Curiosity is one of the most permanent and certain characteristics of a vigorous intellect" (Tạm dịch: Tính tò mò là một trong những đặc điểm tính cách nền tảng quan trọng và chắc chắn nhất của một trí tuệ khỏe mạnh)

Bên cạnh đó, tính tò mò sẽ giúp việc học trở nên thú vị hơn, và con trẻ cũng chủ động hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới. 

  1. Tính sáng tạo

Tính sáng tạo thường được hiểu rằng chỉ xuất hiện ở những môn học mang tính nghệ thuật. Tuy nhiên, tính sáng tạo xuất hiện ở quanh ta và thuộc tính này xuất hiện từ khi con rất nhỏ. Vì khi tò mò, chúng sẽ có thiên hướng nghĩ xem “Đây là cái gì? Phải chơi thế nào?". Các câu hỏi này xuất hiện kéo theo sự phỏng đoán và trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Đây là lúc tính sáng tạo xuất hiện. 

Tính sáng tạo xuất hiện ở mọi nơi. Để phát huy tính sáng tạo thì trẻ cần cơ hội được tiếp cận với nhiều điều mới, mở rộng thế giới tưởng tượng của mình. Cha mẹ hoàn toàn có thể đăng ký các lớp nghệ thuật để thúc đẩy phát triển khả năng tưởng tượng của con. Tính sáng tạo không chỉ giúp trẻ mở ra các cánh cửa nhiều màu sắc. Sáng tạo giúp cho trẻ khả năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ để lựa chọn thái độ, hành vi, lời nói phù hợp khi giao tiếp với mỗi người khác nhau.  

  1. Tính kiên trì

Tính kiên trì sẽ giúp con đạt được những thành tựu nhất định. Đơn giản như con đã ghép xong một bức tranh hay tìm ra lời giải của một câu đố.

Trong quá trình chơi, trẻ sẽ vòi vĩnh, đòi cha mẹ làm cùng hay đưa ra đáp án nhưng cha mẹ cũng hãy kiên nhẫn với con. Thay vì bỏ mặc con tự làm hay chỉ cho con lời giải, cha mẹ hãy hướng dẫn con cách để tìm ra đáp án cuối cùng. Baẹ cũng nên duy trì việc đem lại nguồn năng lượng tích cực và sự tin tưởng cho con. Trẻ sẽ có động lực để duy trì đam mê khi cảm nhận được sự ủng hộ, công nhận từ bố mẹ. 

  1. Tính trung thực

Đừng để trẻ nói dối mới nhận ra cần phải dạy con về sự trung thực hay những giá trị cốt lõi của gia đình. Điều này sẽ khiến trẻ phản bác và lặp lại sai lầm của mình. Tốt nhất là cha mẹ nên dạy trẻ về sự trung thực ngay từ khi trẻ nhận thức được lời nói và hành vi của những người xung quanh.

Bằng cách đưa cho con những tình huống cơ bản mà con sẽ đối mặt như: Nếu con làm đổ lọ sữa con tự nhận lỗi hay đổ cho con mèo; nếu con thấy một hành vi gian dối đang diễn ra, con sẽ làm gì?

Giải thích chi tiết tình huống và đưa ra những ví dụ gần gũi để con có thể  hình dung và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Sau đó cha mẹ sẽ nêu lý do tại sao lại đồng tinh hoặc chưa đồng tình với cách làm của con.

Chúng ta cần hành xử và có thái độ trung thực với mọi lời nói và hành vi của mình. Không chỉ tạo cho mình một cách sống ngay thẳng. Trung thực sẽ cho trẻ những kỹ năng, đức tính cần thiết để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.  

  1. Tính đồng cảm 

Trẻ rất nhạy cảm và, dễ bộc lộ cảm xúc. Nếu trẻ được dạy rằng không nên kỳ thị màu da, giới tính, khả năng của người khác. Trẻ đó sẽ luôn ghi nhớ và san sẻ, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn của mọi người xung quanh.

Ngược lại, nếu một đứa trẻ luôn nhìn thấy cha mẹ có thái độ không tốt với người kém may mắn hơn, ít thành công hơn thì trẻ sẽ học theo những thái độ, lời nói và hành vi tiêu cực ấy. Ba mẹ nên duy trì, khuyến khích trẻ lắng nghe, tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Giúp trẻ biết cảm thương với những người, những động vật kém may mắn trong cuộc sống. Điều này không chỉ tốt cho cộng đồng, mà còn cho trẻ có trí tuệ cảm xúc tốt và thành công hơn sau này.  

  1. Tính xã hội

Không phải chỉ những đứa trẻ hướng ngoại mới tốt kỹ năng xã hội, trẻ hướng nội cũng có cách biểu hiện cảm xúc khác nhau. Trẻ hướng ngoại có thể tự tin nói chuyện hay thể hiện điểm mạnh của bản thân. Ngược lại, những trẻ hướng nội cần được hướng dẫn về cách quan sát nhiều hơn. Tạo thói quen suy nghĩ từ đó đưa ra lựa chọn một cách phù hợp.

Tính xã hội ở đây là những tương tác xã hội mà trẻ nào cũng cần đối mặt. Đôi khi chỉ là sự làm quen ban đầu hay những giao tiếp cơ bản. Cha mẹ cần dạy trẻ những cách ứng xử, lối nói chuyện phù hợp để trẻ dần làm quen. Đối với trẻ hướng nội, cha mẹ cần cùng trẻ chơi các trò chơi dùng trí óc như: Phán đoán nét mặt, ngôn ngữ cơ thể để tập phản xạ cho trẻ trước khi có thái độ, lời nói phù hợp với người đối diện. 

  1. Tính kiên cường - dám đối mặt 

Trẻ sẽ gặp muôn vàn khó khăn, từ lúc tập đi, tập nói đến cả khi con đi học, quá trình lớn lên sẽ gặp vô số những hòn đá cản đường. Ngay từ nhỏ trẻ cần được cha mẹ luyện tập tính kiên cường. Nhờ vào tính kiên cường - dám đối mặt, con sẽ học được cách quản lý và giải quyết vấn đề. Điều này sẽ giúp trẻ tạo được thói quen đối mặt với khó khăn thử thách, rằng mọi việc đều sẽ ổn, chỉ cần mình nỗ lực vượt qua.  

  1. Khiêm tốn

Con trẻ cần được cha mẹ khen ngợi để khuyến khích con làm mọi việc tốt hơn. Giúp kích thích tính tò mò, sáng tạo, kiên trì và kiên nhẫn. Nhưng cha mẹ cần đưa lời khen đúng lúc, đúng chỗ, để trẻ không trở nên kiêu ngạo.

Cha mẹ cần thừa nhận và chỉ ra lỗi sai khi con mắc lỗi. Cần giải thích không cần thiết phải khoe khoang thành tích của mình, hay cảm thấy thua kém và có những cảm xúc tiêu cực khi có những người bạn giỏi hơn. Điều quan trọng là con đã nỗ lực và tự gặt hái được thành quả cho mình.

Con cũng cần tự nhận thức ra những điểm yếu để từ đó tìm cách khắc phục và phát triển những điểm mạnh của con. Dạy con cách thừa nhận sự cố gắng của người khác bằng những trò chơi nhập vai đơn giản. Để con khen ngợi người khác, để con tự nhận lỗi và cha mẹ hãy để con thể hiện sự khiêm tốn trước khi khen ngợi chúng.  

  1. Sự tự tin 

Khen ngợi những khi con điểm tốt, những khi con tạo ra sản phẩm xuất sắc là cách để con tự tin vào khả năng của mình. Cha mẹ cần có lời khen đúng lúc, đúng chỗ, cần cho trẻ cơ hội để thể hiện những kỹ năng mình học được.

Đồng thời công nhận sự cố gắng của con, khuyến khích con học tập, trau dồi để năng cao những kiến thức, kỹ năng mà con đang có. Điều này sẽ giúp con có cho mình nền tảng vững chắc để tự tin thể hiện bản thân, làm điều mình muốn.  

  1. Quyết đoán 

Quyết đoán bao gồm sự mạnh dạn và tự tin. Con cần được cha mẹ khuyến khích để tự lựa chọn cho mình món đồ mình sẽ chơi. Tất cả những lựa chọn của con sẽ dần trở thành danh sách điều cần làm trong kế hoạch một ngày của trẻ.

Đây là những viên gạch đầu tiên xây đắp nên sự quyết đoán trong trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần đưa cho con những tình huống phải lựa chọn trong cuộc sống để con luyện tập. Dạy con cách đưa ra quyết định một cách quyết đoán để giải quyết các vấn đề mà con sẽ gặp phải.  

Như lời văn của Lisa M. Schab - tác giả cuốn “Hãy thật ngầu, bình tĩnh và tự tin: Cuốn sách giúp trẻ học về kỹ năng quyết đoán” đã viết: “Sự quyết đoán nuôi dưỡng sự sáng suốt, sự khôn ngoan, kiên nhẫn, khoan dung, tự tin và chấp nhận. Đây là nền tảng cần thiết để xây dựng các mối quan hệ trong hòa bình”    \

Trên đây là 10 tính cách thiết yếu mà cha mẹ cần phát triển cho trẻ, để trẻ tạo thành thói quen và từ đó lập ra cho mình một cách học phù hợp. Vậy làm thế nào để phát triển những tính cách này?

Ba mẹ cũng có thể tham khảo bài kiểm tra xác định tính cách, giúp định hướng lộ trình học cá nhân hóa từ CURIOOkids.

Luôn đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường phát triển và khôn lớn của trẻ, CURIOOkids đặt trẻ làm trung tâm và hiểu rằng "Mỗi trẻ nên được học tập và phát triển dựa trên cá tính riêng”. Ứng dụng học thuyết Holland, xác định thiên hướng và điểm yếu của trẻ. CURIOO đồng hành cùng ba mẹ giáo dục, đào tạo trẻ phát triển toàn diện.

Thử sức với bài kiểm tra năng lực và đánh giá tính cách cho trẻ ngay tại Đây

Xem thêm: LUYỆN TẬP GIAO TIẾP BẰNG HỘI THOẠI TIẾNG ANH CHO TRẺ TẠI NHÀ

 

Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit