DẠY TRẺ KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẾ NÀO? 

Kỹ năng giải quyết vấn đề là chìa khóa giúp trẻ quản lý cuộc sống của mình. Do đó, ba mẹ nên bắt đầu dạy các con cách để giải quyết các vấn đề cơ bản mà bản thân gặp phải ngay từ tuổi mẫu giáo. 

kỹ năng giải quyết

  1. Tại sao kỹ năng giải quyết vấn đề lại quan trọng

Năm 2010, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí “Behavior Research and Therapy” (tạm dịch: Nghiên cứu hành vi và trị liệu) đã chỉ ra rằng: Trẻ em thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và khả năng tự tử cao hơn. Đồng thời, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cho trẻ nhỏ. 

Rất nhiều người lớn cho rằng: chỉ có người lớn mới có những vấn đề cần phải giải quyết. Trẻ nhỏ đơn giả chỉ là ăn, ngủ, học hành và chơi đùa. Thế nhưng, bất kỳ ai cũng có các vấn đề tương ứng với độ tuổi và trẻ em cũng không ngoại lệ. 

Những khó khăn của trẻ có thể đến từ học hành, bạn bè hay thậm chí cả cha mẹ. Tuy nhiên, làm thế nào để vượt qua những khó khăn thì lại là thử thách đối với nhiều trẻ. Bởi vì thiếu kỹ năng giải quyết vấn đè, trẻ thường khóc lóc hoặc né tránh thay vì cố gắng giải quyết. Chẳng hạn như gặp bài tập khó, con lại bỏ đó không làm thay vì ngồi giải hoặc tham khảo ý kiến từ cha mẹ hoặc thầy cô. 

Hoặc, trẻ có thể có các hành động thiếu suy nghĩ. Những hành động đó có thể gây ra những tổn thương, tác động tâm lí khiến trẻ tự ti. Đó cũng là lý do của bạo lực học đường xuất hiện. Thực chất, các hành động bạo lực xuất phát từ sự bế tác, không tìm ra được cách giải quyết vấn đề. 

Chính những lựa chọn bốc đồng đó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến tính cách cũng như tâm trí của trẻ sau này. 

Do đó, việc dạy cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề giúp hình thành tư duy sắc bén và nhanh nhạy. Đồng thời, tâm lý và tính cách của con cũng sẽ vừng vàng, khỏe mạnh hơn. 

kỹ năng giải quyết vấn đề

Ảnh 1: Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt rất hữu ích cho tương lai 

  1. Các bước giúp trẻ giải quyết vấn đề:

Bước 1: Xác định vấn đề.  

Xác định vấn đề cần giải quyết là bước đầu tiên giúp trẻ nhận diện được những rắc rối con đang gặp phải. Khi trẻ có thể nói được khó khăn cũng là lúc trẻ đã mạnh dạn đối mặt.

Bước 2: Đưa ra các giải pháp khả thi.  

Sau khi trẻ đã xác định vấn đề, hãy để con suy nghĩ về cách đề giải quyết. Lúc này, cha mẹ hãy ghi nhận tất cả các giải pháp con đưa ra. Kể cả khi cha mẹ biết giải pháp đó không hợp lý.

Hãy cứ để trẻ tự tin, thử nghiệm những điều sáng tạo. Nếu cha mẹ bác bỏ ý kiến nào đó, rất có thể con trẻ sẽ trở nên tự ti và tiếp tục “chui vào vỏ ốc” Việc này sẽ giúp trẻ bạo dạn, tự lập, phát triển khả năng tư duy hơn so với việc cha mẹ giúp trẻ giải quyết tất cả. 

Bước 3: Xác định ưu và nhược điểm của từng cách giải quyết  

Sau khi liệt kê, cha mẹ hãy cùng con phân tích xem ưu và nhược điểm của từng giải pháp, chúng sẽ gây ra điều gì sau khi được thực hiện,.. 

Bước 4: Chọn một cách giải quyết  

 Sau bước 3, con đã có thể nhận biết được những điều tích cực và tiêu cực có thể xảy ra của từng giải pháp. Lúc này, hãy khuyến khích bé chọn một phương án tốt ưu. 

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá  

Sau khi lựa chọn và thực hiện, cha mẹ hãy cùng con  theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra. Nếu không hiệu quả, cha mẹ hãy khuyến khích bé đừng nản lòng và chọn lại một trong các phương án đã đưa ra ở bước 2. 

kỹ năng giải quyết vấn đề

Ảnh 2: 5 bước giúp con giải quyết vấn đề 

  1. Luyện tập giải quyết vấn đề

Khi một khó khăn xuất hiện, đừng vội vàng xử lý hộ con. Thay vào đó, hãy giúp con thực hiện từng bước để giải quyết vấn đề. Cha mẹ nên đề xuất những gợi ý khi con cần và khuyến khích con tự thực hiện. 

Còn nếu như trẻ không thể tự mình đưa ra những giải pháp, hãy giúp con suy nghĩ từ từ, đừng tự động nói trẻ nên làm gì. Khi con có các hành vi sai trái, hãy tiếp cận với con theo góc nhìn giải quyết điều đó, chứ không phải trừng phạt cho nhớ. Phụ huynh vẫn nên cho con thấy hậu quả. Nhưng hãy nhớ là tập trung vào việc giúp con tìm cách giải quyết đề điều này không lặp lại lần nữa.  

kỹ năng giải quyết vấn đề

 Ảnh 3: Những lưu ý khi cha mẹ giúp con xử lý khó khăn 

  1. Cho phép những hậu quả tự nhiên xảy ra

Đối mặt với hậu quả giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề của mình. Vậy nên hãy để con giải quyết bằng những hành động của con trong pham vi an toàn.

Giải quyết vấn để là kỹ năng vô cùng cần thiết cho con trẻ, giúp con có tư duy nhanh nhạy, tâm lý vững vàng hơn. Đây cũng là một kỹ năng thiết yếu được giảng dạy tại CURIOO thông qua dự án sáng tạo.

Luôn đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường phát triển và khôn lớn của trẻ, CURIOOkids đặt trẻ làm trung tâm và hiểu rằng "Mỗi trẻ nên được học tập và phát triển dựa trên cá tính riêng”. Do đó CURIOO tiên phong kết hợp bài đánh giá tính cách theo thuyết Holland (Holland's theory) và hệ thống độc quyền CBAS trong việc định hướng, phát triển năng lực tương lai và cảm xúc dành cho các bé từ hệ mầm non đến trung học cơ sở. 

Không chỉ giúp ba mẹ hiểu thiên hướng của trẻ dựa trên nhóm tính cách và những điểm mạnh, yếu đã có mà từ những kết quả này còn có thể đưa ra được những phương pháp học tập phù hợp tại lớp, tại nhà với từng trẻ. Đặc biệt, hành trình học tập tại CURIOO sẽ trao cho trẻ những cơ hội luyện tập để phát triển tối ưu những tính cách thiết yếu, cần phát triển ở trẻ! 

Xem thêm: Tính cách và cách học của trẻ - Mối liên quan mật thiết khó tách rờ

Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit