Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như nào?

Mỗi trẻ ngay từ khi sinh ra đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Dù vậy, việc phát huy tối đa điểm mạnh, hạn chế điểm yếu luôn là điều cần thiết. Có như vậy thì trẻ mới rèn luyện được kỹ năng sống và khai phá được năng lực tiềm ẩn. Theo dõi ngay bài viết này của CURIOO để tìm hiểu về kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhé!

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non

1.Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?

Nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn  chỉ cần con làm đúng theo lời ba mẹ dạy thì  là đang tích lũy kỹ năng sống.  Hoàn toàn không phải vậy. Để có kỹ năng sống, trẻ cần trải qua một quá trình dài tự giác hành động mà không cần người lớn nhắc nhở.

Nói nôm na, kỹ năng sống  là những kỹ năng hình thành hành vi lành mạnh cho trẻ. Có kỹ năng, bé có thể giải quyết vấn đề của bản thân, vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Ngoài ra còn có thể hiểu rõ bản chất vấn đề là tốt hay xấu, nên làm hay không nên.

2.Tại sao phải dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non?

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho CURIOO như: “Tại sao kỹ năng sống cho trẻ mầm non lại quan trọng?”. Hay “Tại sao phải giáo dục kỹ năng sống cho trẻ?”. Câu trả lời chính là giúp trẻ THẤU HIỂU CHÍNH MÌNH và PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN BẢN THÂN.

Rõ ràng, tư duy, suy nghĩ và cả hành động của trẻ từ 3 - 15 tuổi còn rất ngây thơ và trong sáng. Đôi khi bé còn chưa hiểu chính mình là ai, cần phải làm gì và làm như thế nào,… Nếu như chưa có kỹ năng sống, Trẻ  đến một nơi đông người nhưng có thể không biết chào hỏi sao cho đúng; Hay ăn cơm xong nhưng khi lại không biết phải xin phép như thế nào để đứng lên. Tất cả đều là kỹ năng sống mà trẻ cần được học ngay từ khi còn nhỏ!

  1. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non gồm những gì?

Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển của trẻ mà cần những kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác nhau. Sau đây là 4 kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ ở độ tuổi mầm non:

3.1. Kỹ năng giao tiếp:

Trẻ ở độ tuổi này quan trọng nhất là giao tiếp được với mọi người. Khi bé thoải mái nói chuyện với cha mẹ, bạn bè,… thì sự tư tin sẽ dần được nâng lên. Giao tiếp tốt sẽ hình thành được bản lĩnh cho trẻ, mạnh dạn thể hiện quan điểm cá nhân và khả năng thuyết trình trước đám đông.

3.2.Kỹ năng tự chăm sóc bản thân:

Việc tự ý thức và chăm sóc bản thân của trẻ là kỹ năng thiết yếu cho thời đại ngày nay. Trong môi trường học tập, việc chăm sóc bản thân như: Để khăn mặt đúng nơi quy định, đeo khẩu trang phòng dịch, rửa tay sát khuẩn, ăn uống đầy đủ,… Đều giúp bé hình thành khả năng sinh tồn tốt, đảm bảo sự an toàn cho mình.

3.3.Kỹ năng sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

Không phải ngẫu nhiên mà việc sắp xếp đồ đạc ngăn nắp lại là kỹ năng quan trọng cho trẻ. Trẻ ở độ tuổi mầm non là lúc được vui chơi tự do, thoả thích. Chính vì thế mà nếu không được dạy dỗ và rèn luyện, bé sẽ chỉ quen bày bừa đồ chơi mà không tự ý thức việc phải dọn. Ở nhà hay đến lớp cũng không dọn đồ của mình, lâu ngày sẽ thành thói quen xấu.

3.4. Kỹ năng tự vệ và phòng tránh nguy hiểm

Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng luôn phải đối mặt với những nguy hiểm tiềm ẩn. Bị bạn bắt nạt, kẻ xấu bắt cóc,… đều có thể xảy ra nếu như bé không có kỹ năng tự vệ. Cha mẹ cần giúp bé hiểu đâu là lúc cần phải tự vệ và tự vệ bằng cách nào. Có như vậy thì bé mới được trang bị đầy đủ kĩ năng, không chỉ giúp được mình mà còn giúp đỡ các bạn đồng trang lứa.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi từ CURIOOkids - hệ thống giáo dục quốc tế tiên phong toàn cầu đào tạo các năng lực tương lai cho trẻ 3-15 tuổi, ba mẹ đã có thêm kinh nghiệm dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Phụ huynh cần tư vấn và xây dựng lộ trình phát triển năng lực - hành vi - cảm xúc cho con với phần mềm độc quyền của CURIOOkids Việt Nam liên hệ ngay: 028 7300 8568

Xem thêm: 5 CÁCH GIÚP TRẺ  HỌC TIẾNG ANH ĐƠN GIẢN VÀ NHANH CHÓNG

Book An English Level & Aptitude Assessment
CURIOO Initial Assessment process places your child in the correct English level
and provides an assessment of their interests and talent to support their future skills development.

Name *

Mobile phone *

City*

age*

Digital verification code *

Submitted successfully
Submit